Dĩ nhiên là đối với từng loại đồng hồ áp suất, ta sẽ có cách lựa chọn riêng. Tuy nhiên, sẽ có một vài thông số mà các loại đồng hồ đều có chung. Tìm hiểu cùng mình sau đây:
Đối với đồng hồ áp suất thì việc lựa chọn chính xác dải đo là quan trọng nhất.
À mà dải đo đồng hồ áp suất là gì vậy?
Nói 1 cách đơn giản, dải đo của đồng hồ áp suất là giá trị áp suất lớn nhất mà đồng hồ có thể đo được. Và giá trị này cũng được ghi rõ trên mặt đồng hồ.
Ví dụ: bạn thường nghe đồng hồ áp suất 0-10bar. Thì “0-10bar” chính là dải đo của đồng hồ áp suất. Hay còn được gọi là thang đo của đồng hồ áp suất.
Cách lựa chọn tốt nhất là ta nên lựa chọn đồng hồ áp suất có dải đo cao hơn 10-20% giá trị áp suất cần đo.
Ví dụ nha, bạn cần đo áp suất trong đường ống nước có giá trị tối đa là 8bar. Thì bạn nên chọn đồng hồ áp suất có dải đo là 0-10bar. Tránh chọn các dải đo cao quá vì sẽ làm tăng sai số.
Ngoài ra, ta cũng không nên chọn đồng hồ có dải đo đúng chính xác với giá trị áp suất cần đo.
Vì sao vậy?
Thông thường thì đo đúng giá trị sẽ chính xác hơn chứ?
Đúng là đo đúng giá trị thì sẽ chính xác hơn. Nhưng do phần cấu tạo chính của đồng hồ áp suất là 1 ống bourdon. Ống này sẽ giãn ra khi có áp suất đi vào. Khi không đo nữa, ống bourdon sẽ co lại.
Nếu ta sử dụng 1 thời gian dài và áp suất của chúng ta vẫn giữ nguyên ở mức như vậy. Lâu dần ống bourdon sẽ giãn ra luôn và sẽ không còn chính xác nữa.
Trên thị trường hiện nay có 2 loại vật liệu cấu tạo của đồng hồ áp suất chính: đồng hồ áp suất vỏ inox chân inox và đồng hồ áp suất vỏ inox chân đồng.
Các loại đồng hồ áp suất trên thị trường đều có nhiệt độ hoạt động vào khoảng 70-80 độ C. Vì thế, nếu ta đo áp suất trong môi trường có nhiệt độ cao, ta phải dùng thêm thiết bị giảm nhiệt. Ta có thể dùng ống siphon hoặc tháp giải nhiệt (cooling tower) để giảm nhiệt.
Và phần nhiệt độ mà đồng hồ có thể chịu được ở phần chân kết nối là max 200 độ C.
Khoảng chênh lệch này là rất lớn.
Vì thế khi chọn mua đồng hồ, ta phải biết được chính xác phần nhiệt độ. Nhiệt độ là nhiệt độ môi trường đo hay là nhiệt độ ở phần chân kết nối. Bởi vì thông thường ta chỉ cần nhiệt độ cao ở phần chân ren.
Thông thường thì đơn vị đo dùng trong đồng hồ áp suất là bar. Tuy nhiên, còn có một số đơn vị khác như Pa, KPa, MPa, mbar, Norr….
Và gom chung lại thì ta có thể chia thành 2 đơn vị chính:
Các đơn vị này thực chất chỉ là về cách hiển thị. Còn bình thường, ta có thể chuyển đổi qua lại giữa các đơn vị. Hoặc khi đặt hàng, ta có thể đặt đơn vị thích hợp.